Phương tiện giao thông đường bộ Hệ_thống_giao_thông_Việt_Nam

Cá nhân

Xe máy cá nhân

Ở Việt Nam xe gắn máy (là loại xe mô tô 2 bánh) vẫn là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân. Hiện nay cả nước có khoảng 21 triệu chiếc đang được phép lưu hành, trung bình 4 người dân/ chiếc. Riêng tại hai thành phố lớn là Thành phố Hồ Chí MinhHà Nội tổng số xe đăng ký đã là 7 triệu chiếc chiếm khoảng 1/3 lượng xe lưu hành tại Việt Nam, đáp ứng đến 90% nhu cầu đi lại của người dân.

Năm 2018 trên toàn quốc có khoảng 55 triệu xe máy.[6]

Phần lớn xe gắn máy do các công ty của Nhật Bản, Đài Loan sản xuất tại Việt Nam cung cấp và một phần các loại xe rẻ tiền chủ yếu sử dụng tại các vùng nông thôn nhập khẩu từ Trung Quốc.[cần dẫn nguồn]Hiện tại, Việt Nam đang cố gắng phát triển các loại xe ô tô do chính người Việt làm nên. VinFast là đơn vị tiên phong đi đầu trong công cuộc sản xuất ô tô cho người Việt. Hiện công ty đã cho ra mắt các loại xe ô tô đẹp và giá khá rẻ so với thị trường như Lux A2.0, Lux SA2.0, Fadil, Lux V8, Klara,... với giá từ 400 triệu đến 1 tỷ 600 triệu đồng. Người Việt đang dần dần thay đổi phương tiện cá nhân từ xe máy qua ô tô.

Giấy phép lái xe cơ giới

Gồm có các loại từ A1 đến FE.

Hệ thống giao thông công cộng

Người dân đi xe đò liên tỉnhXe buýt nội đô tại ĐTC Long Biên, Hà Nội

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh có hệ thống xe buýt công cộng để phục vụ người dân nhằm giảm thiểu lượng xe cá nhân lưu thông. Tuy nhiên hệ thống này còn yếu kém, năm 2011, sau khi đi thử xe buýt công cộng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam) Đinh La Thăng cũng cho biết: "Thực tế, với tình hình chất lượng xe buýt như hiện nay thì đến tôi còn chẳng thể đi nổi, làm sao mà bắt buộc anh em phải đi được." Đến năm 2018, hệ thống xe buýt công cộng tại Hà Nội đã và đang thay đổi[7]

Tại TP Hồ Chí Minh đã khởi công dự án xây dựng đường xe tàu điện ngầm (metro). Các tuyến xe buýt tại Tp Hồ Chí Minh ngày càng nhiều và có các loại xe mới hơn, êm hơn, hiện đại hơn trước.

Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Cần Thơ và các đô thị lớn hay các tỉnh với nhau đều có những tuyến xe buýt tư nhân mà nổi tiếng phải kể đến như Công ty Phương Trang với thương hiệu FutaBusline hay Thành Bưởi,... là một trong số những nhà xe lớn trong nước.

Hệ thống xe lửa nối liền các thành phố được xây dựng từ thời Pháp thuộc đã quá cũ kỹ. Dự án Đường sắt cao tốc sử dụng hoàn toàn kỹ thuật và vốn vay từ Nhật Bản vấp phải sự phản đối quyết liệt từ Quốc hội và người dân, và bị Quốc hội bác bỏ vì cho là quá tốn kém không thích hợp với thực trạng kinh tế hiện nay và cần nhiều dự án thiết thực hơn, dù Chính phủ Việt Nam muốn quyết tâm tiến hành dự án tốn kém 56 tỷ USD này.[8].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hệ_thống_giao_thông_Việt_Nam http://www.vietnamairlines.com/wps/portal/vn/site/... http://dentinhieugiaothong.info/ http://web.archive.org/web/20080903062342/http://w... http://web.archive.org/web/20100607023559/http://w... http://www.baodatviet.vn/Home/chinhtrixahoi/Het-bi... http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/giao-thong-ha-... http://dantri.com.vn/c20/s20-396969/Du-an-duong-sa... http://www.nhandan.com.vn/xahoi/giao-thong/item/42... http://nld.com.vn/20120101113929939p0c1002/de-xuat... http://www.vr.com.vn/